4 nguyên tắc phong thủy hàng đầu trong thiết kế nhà bếp
2021-10-05Phòng bếp là không gian sinh hoạt chung, là nơi các thành viên trong gia đình gắn kết tình cảm, chia sẻ những giây phút bên nhau. Vậy thiết kế nhà bếp sao cho khoa học, thuận tiện mà vẫn hợp phong thủy để gia tăng tài lộc cho gia chủ là điều mà ai cũng mong muốn. Quý vị hãy cùng Saphias điểm những nguyên tắc về phong thủy cho nhà bếp nhé.
Vị trí đặt bếp nấu
Theo phong thủy, hướng đặt bếp nấu phải hợp với cung và bản mệnh của người vợ. Hướng của bếp là hướng lưng của người nấu, tức là lưng của người nấu bếp quay về hướng nào thì hướng đó là hướng bếp.
Phong thủy cho rằng, căn bếp mang năng lượng vượng hỏa, có thể dùng tính hung của hỏa để thiêu đốt các năng lượng xấu. vậy nên Đặt bếp theo phong thủy là dựa theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”. Đặt bếp “tọa hung hướng cát”. Hung có nghĩa là xấu, Cát có nghĩa là tốt. Đặt bếp nấu “tọa hung hướng cát” có nghĩa là đặt bếp ở vị trí xấu và quay về hướng cát là vị trí tốt nhất. Bếp nấu được đặt ở hướng tốt, có thể đốt các luồng khí hung, khí không sạch sẽ, và thu hút các khí lành. Như vậy căn bếp hợp phong thủy sẽ giúp cho tài lộc, sức khỏe của gia chủ luôn đc dồi dào vượng khí.
Phân bố thủy hỏa hợp lý trong thiết kế nhà bếp
Các thiết bị làm bếp như bếp nấu, lò vi sóng, lò nướng, nồi cơm điện, nồi chiên không dầu và một số thiết bị đồ bếp khác được coi là Hỏa khí. Còn bồn, vòi rửa bát, hệ thống nước, tủ lạnh, máy rửa bát đại diện cho Thủy khí. Nước và lửa từ xưa luôn sung khắc. Vì thế khi thiết kế căn bếp cần sắp đặt 2 yếu tố này sao cho hài hòa, không nên đặt cạnh nhau.
Theo ý nghĩa này, tủ lạnh và bếp nấu không nên đặt cạnh nhau. Cần tránh đặt bếp nấu (yếu tố Hỏa) kẹp giữa các yếu tố Thủy như tủ lạnh, bồn rửa bát, máy rửa bát. Điều này khiến cho
Hỏa khí bị Thủy khí lấn át, sẽ làm giảm tài lộc của gia chủ. Vì thế, khi thiết kế, bếp nấu và vòi nước không nên đặt cạnh nhau. Thường giữ bếp nấu và vòi nước nên cách nhau ít nhất 60cm.Khoảng không gian này sẽ là nơi hợp lý để sơ chế đồ ăn trước khi nấu.
Nhưng hiện nay với diện tích sử dụng trung bình cho 1 căn nhà đang dần bị thu hẹp , gia chủ không có điều kiện thiết kế 1 căn bếp rộng thì có thể dùng các phương pháp hóa giải của phong thủy.
Bếp nấu cần tránh gió để được tụ khí
Chưa xét về mặt phong thủy, một chiếc bếp nấu nếu được đặt ở vị trí có nhiều gió như gần cửa sổ, cửa ra vào thì nhiệt lượng của bếp sẽ không được tập trung, điều này sẽ làm tốn thêm nhiên liệu hoặc điện năng trong việc nấu nướng. Còn xét về nguyên tắc phong thủy, thì bếp nấu cần được đảm bảo yếu tố “Tàng phong tụ khí” – tức là cần tránh gió để tụ được khí. Do đó khi thiết kế vị trí đặt bếp nấu, cần tránh các chỗ có gió to, gió hay lùa. Nên đặt bếp ở cuối nhà, cách xa cửa chính, hoặc nếu có đặt ở gần cửa sổ thì nên đặt thấp hơn vị trí cửa sổ.
Nhưng không vì thế mà thiết kế phòng bếp đóng kín vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới vận thế của ngôi nhà và các thành viên trong gia đình.
Bếp cần có ít nhất một mặt thoáng, giúp căn phòng thông thoáng, sạch sẽ. Khi thiết kế, cần tránh các hướng gió lùa là được.
vì thế vị trí cửa sổ thường hay đặt bồn rửa bát, vừa để tránh nước đọng trong bồn vừa dựa vào ánh sáng để diệt vi khuẩn cho căn bếp.
Màu sắc trong thiết kế nhà bếp
Trong phong thủy, Mộc sinh Hỏa, hành Hỏa mang màu sắc nóng như đỏ, cam. Hành Mộc có màu sắc xanh lá cây. Một căn bếp có quá nhiều màu đỏ vượng Hỏa sẽ không tốt. Màu xanh lá mang đến không gian mát mẻ, tạo cảm giác thư giãn. Ngoài gam màu xanh lá thì gam màu trắng (hành Kim), Hỏa khắc Kim mang ý sinh khắc cũng là một màu được ưa chuộng trong trang trí căn bếp.
Nếu bạn lỡ chọn màu sắc khác cho căn bếp thì bạn có thể bố trí thêm một vài chậu cây xanh để trung hòa tính hỏa của bếp.
Hy vọng với những nguyên tắc phong thủy trong thiết kế nhà bếp của Saphias sẽ giúp các bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho căn bếp của mình.
- thiết kế nhà bếp
Từ khóa: